Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký!
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp A2 Lê Quý Đôn Niên khóa 2008-2011

Share  | 
 

 Cho các boy đam mê võ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
_____hasuba_____
Thành viên lớp A2 LQD
Thành viên lớp A2 LQD
_____hasuba_____
Tổng số bài gửi : 77
Số tiền : 53025
Cảm ơn : 2
Join date : 24/11/2009
Age : 30
Đến từ : A10_FC(cuu tuyen thu A2_FC)

Cho các boy đam mê võ thuật Vide
Bài gửiTiêu đề: Cho các boy đam mê võ thuật   Cho các boy đam mê võ thuật EmptySun Nov 29, 2009 9:56 pm





nhìn mà hãi sợ vãi...
không dại gì dây vào taekwondo bunny
Về Đầu Trang Go down
_____hasuba_____
Thành viên lớp A2 LQD
Thành viên lớp A2 LQD
_____hasuba_____
Tổng số bài gửi : 77
Số tiền : 53025
Cảm ơn : 2
Join date : 24/11/2009
Age : 30
Đến từ : A10_FC(cuu tuyen thu A2_FC)

Cho các boy đam mê võ thuật Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho các boy đam mê võ thuật   Cho các boy đam mê võ thuật EmptySun Nov 29, 2009 10:00 pm

About Us
Lịch Sử
Tin Tức
Kỹ Thuật
Võ Đạo
Thư Viện
> Tìm hiểu võ thuật
> Viết Về Vovinam
> Việt Sử
> Cổ Văn
Hình Ảnh Sinh Hoạt
Đặc San
Vovinam Forum
News
Contact Us
Nối Kết
About Us arrow Thư Viện arrow > Tìm hiểu võ thuật arrow NHU ĐẠO TỰ VỆ CẬN CHIẾN
NHU ĐẠO TỰ VỆ CẬN CHIẾN



TỰA

Tinh hoa của tập "Tự Vệ Cận Chiến" này phần lớn tác giả đều rút tỉa ở tinh thần Võ sĩ đạo của dân tộc Phù Tang, một dân tộc đã triền miên tự vệ trên giải đất nhỏ hẹp, chơ vơ giữa đại dương, nào chống với thiên nhiên như bão tố, động đất, nào chống với các cường lân như Nga sô, Trung quốc, nào chống với làn sóng Âu Mỹ để trường tồn và trở thành một đại cường tân tiến nhất Á đông.

Phương pháp "Tự vệ cận chiến" chẳng những huấn luyện về thể chất và kỹ thuật tự vệ trước sự uy hiếp của kẻ mạnh, mà còn tôi luyện về tinh thần và chiến thnắg bằng tâm lý nhiều hơn là võ lực. Tự vệ cận chiến hiện nay được áp dụng trong chương trình đào tạo các nhân viên cảnh sát và quân đội tại nhiều nước tân tiến về khoa học trên thế giới như : Anh, Đức, Pháp, Nga và Hoa kỳ v.v... Ở đây, chúng tôi nói về tự vệ cận chiến theo phương pháp huấn luyện kỹ thuật cũng như tinh thần đặt trên nền tảng triết lý khoa học, và đạo lý của Nhu Đạo. Vì những người đã học tinh nhuệ về kỹ thuật tự vệ, cần phải biết trau dồi đạo đức, và phải nuôi một chí hướng là thành tựu trên đường tự giác, để trở nên một người hữu ích cho nhân quần xã hội. Tưởng cũng nên nhắc lại độc giả về sự chính xác ưu thắng của phương pháp nói trên từng được thể hiện qua các thành quả trong lãnh vực thể thao của người Nhật tại các kỳ thế vận hội, kết quả đó thu lượm được là do tinh thần tự vệ, biết tượng trưng khí phách oai hùng tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc.

Mục đích của chúng tôi trong quyển sách này là để giúp một người bình thường hoặc ốm yếu, cũng có thể đương đầu được với kẻ gây sự mạnh hơn mình, dù cho kẻ đó có gậy, gộc, dao, búa, súng đi nữa cũng không ngán.

Phân tách tâm lý quần chúng, rất nhiều người cần đến tự vệ là muốn tìm phương pháp để bảo vệ cho bản thân, nhưng họ tưởng muốn tự vệ phải tìm đến học quyền Anh, Catch và các môn khác cùng loại, nhưng rồi họ lại cho rằng các môn đó quá dữ tợn và tàn bạo và phải có một sức mạnh tuyệt đối mới học được và mới có thể thắng nổi đối phương. Thật ra trăm hoa trăm vẻ đẹp, nhưng vẻ đẹp ấy cũng tùy theo sự ham mộ của đại đa số trong quần chúng. Trái lại phương pháp tự vệ theo tinh thần Nhu Đạo dựa trên những định luật cơ học thuần lý có thể giúp cho mọi người san bằng được sự chênh lệch về sức khỏe mà hóa công đã phú cho người, ngõ hầu kẻ yếu cũng có thể chế ngự được những sức mạnh như : ỷ đông người uy hiếp kẻ thế cô, dùng võ khí làm sức mạnh để cưỡng ép v.v... Vì lẽ đó chúng tôi cố gắng trình bày trong quyển sách này những thế tự vệ chỉ dùng sức tối thiểu mà đạt được kết qủa tối đa và những điều cần biết về "tâm lý" mà các độc giả không tìm thấy ở sách khác.

Càng mang võ khí thì càng cần biết tự vệ, đó là trường hợp của các nhân viên an ninh công quyền, quân nhân ở chiến trường, vì họ thường phải đương đầu với nguy hiểm dính liền nhiệm vụ của họ, nhưng võ khí chỉ xử dụng được khi đối phương còn cách xa, chứ không thể bảo đảm an ninh tuyệt đối khi đã cận thân rồi. Đôi khi võ khí như súng ống có thể bị hư hỏng hoặc kẹt đạn không dùng được, nếu xử dụng không khéo còn hay bị cưỡng đoạt, vậy phương pháp tự vệ cận chiến có thể giúp ta mánh lới bảo vệ thân mình là bình tĩnh trước kẻ thù có vũ khí.

Những trang sau đây sẽ chỉ dẫn độc giả những điều cần thiết để tự vệ để chống lại những kẻ mạnh, có cả võ khí trong tay.

Để kết luận, chúng tôi xin mượn lời của Giáo sư Jigoro KANO sáng lập môn phái Nhu đạo tuyên bố tại Đại học viện Californie nhân kỳ Thế Vận thứ XI vào năm 1932 và ở Hiệp hội PARNASSE tại Athènes vào năm 1934 rằng danh từ Nhu thuật không còn áp dụng ở Nhật nữa. Trái lại danh từ Nhu Đạo do giáo sư phát minh là một nguyên tắc hoàn toàn tổng quát áp dụng cho mọi trường hợp, đó chính là nguyên tắc hiệu năng tối đ về tinh thần và thể chất.

Phương pháp "Tự Vệ Cận Chiến" của tác giả là một phần biến thế nguy hiểm của Nhu Đạo đem vào mục tiêu tự vệ mà thôi. Còn phần lớn là nhũng nhược điểm của cơ thể như sinh huyệt và tử huyệt. Về huyền bí của khoa học Nhu Đạo, tác-giả không thể nêu ra trong quyển Tự Vệ Cận Chiến này, nhưng sẽ cống hiến quí vị độc giả trong quyển "KHOA HỌC HUYỀN BÍ NHU ĐẠO" và quyển "CẢI TỬ HOÀN SINH".

Cẩm nang này rồi sẽ ra mắt quí bạn và hy vọng nó sẽ giúp ích quí bạn nhất là trong tình thế loạn ly của đất nước.

Saigon, Xuân Đinh Mùi - 1967

PHẠM LỢI



Giáo sư PHẠM-LỢI
Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng
Sáng Lập Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam

*****

Vài lời cảm tạ

Tác giả chân thành cảm tạ các bạn :

* Chiêm Huỳnh Văn
Huyền đai I đẳng, đã cộng tác cùng tác giả trong những lớp giảng sư phạm về Nhu Đạo.

* Trần Hữu Lý
Huyền đai I đẳng, giáo sư đoàn Võ Tánh tại Trung tâm huấn luyện Nhu Đạo đường Gia Long.

* Nguyễn Văn Tòng
Huyền đai I đẳng, phụ tá tác giả trong những lớp huấn luyện các quán quân tương lai về Nhu Đạo và Thái Cực Đạo.

* Trần Hữu Lễ
Phụ tá về huấn luyện Nhu Đạo cho nhi đồng.

* Cô Hoàng Ngọc
Huyền đai I đẳng, phụ trách huấn luyện nữ giới.

đã vui lòng cộng tác cùng tác giả để tạo nên các hình chụp trong tập "Tự Vệ Cận Chiến" này.

Chân thành cảm tạ

Phạm-Lợi

Chân Lý Của Tự Vệ Cận Chiến

Theo thuyết nhân sinh thì loài người sống trên vũ trụ phải theo một định luật tự nhiên mà các nhà triết học Âu châu đã gọi là "nhân vi đào thải". Từ thời kỳ sơ thủy đến thời đại khoa học trải qua những trào lưu tù trưởng phong kiến, độc tài, độc tôn, cách mạng, dân chủ. v.v.. lịch sử nhân loại đã ghi chép hàng hà, sa số di tích những trận phong ba, vũ kiếm, những cảnh máu chảy, thịt rơi nơi chiến địa.

Loài người luôn luôn cạnh tranh, giành giựt và xâu xé nhau để sống còn hoặc để hưởng thụ. Khi những khát vọng chưa được thỏa mãn, khi những nhu cầu vật chất chưa được đầy đủ, họ lại lăm le đi chinh phục và dĩ nhiên kẻ yếu phải bị tiêu diệt ; kẻ mạnh đắc thắng lại hoành hành ép bức người yếu đuối thế cô. Những sự phát minh từ lưỡi kiếm giết người đến loại thuốc súng, bom nguyên tử là thành tích của hàng bao thế kỷ đào thải, là kết tinh của sự tranh đấu của loài người. Còn công lý là khí giới của kẻ yếu dùng để kêu cứu, oán than khi bị cường quyền áp bức, luật pháp là trọng tài bênh vực cho công lý giữ sự trật tự an ninh của một xã hội văn minh và tân tiến.Nhưng khi mặt trời còn ánh sáng, trái đất còn luân chuyển chung quanh mặt trời và khi còn loài người trên mặt đất thì luôn luôn còn sự cạnh tranh, rồi sau nhiều binh đao khói lửa, kết quả ưu thắng cũng về phần kẻ mạnh, khi ấy công lý của kẻ mạnh được áp dụng. Ta thử hỏi, nếu loài người tiếp tục cạnh tranh và xâu xé lẫn nhau thì công lý sẽ đi đến đâu ? Và bao giờ mới áp dụng đúng ý nghĩa đúng đắn của chữ "Công Lý" ? Đến nay chưa có một nhà xã hội học hay một luật gia nào giải thích hoặc phân tách chính xác được hai chữ công lý, vì công lý phải chịu ảnh hưởng của sự biến chuyền xã hội. Quan niệm về công lý của Tăng Tử khác quan niệm của Descartes, của César lại không giống của Nã Phá Luân, của thánh Cam Địa không giống của Hitler, trọng thần quyền chủ nghĩa khác hẳn trong duy vật biện chứng pháp v.v...

Cái công lý mà ta đang hưởng thụ trong xã hội hiện tại cũng lại theo trào lưu tiến hóa mà biến dịch. Cái công lý đó không căn cứ vào nền tảng luân lý, không tiêu biểu được nền giáo huấn thực tiễn và chỉ là một hình thái của lịch sử mà thôi. Như vậy thì ta phải tìm công lý ở đâu, nếu không phải ở trong nhân phẩm hay trong nền giáo huấn cổ truyền ? Câu trả lời của tác giả sẽ vượt qua giới hạn một võ sư Nhu Đạo. Tác giả xin nhường quyền cho độc giả và những nhà xã hội học, triết gia và luật gia, và chỉ trả lời theo quan niệm chất phác, nung đúc trong tinh thần thượng võ, với tấm lòng từ bi, bác ái và vị tha.

Trong xã hội ta ở cũng như trong một thế giới vĩ đại, công lý là một định kiến của ý niệm loài người. Một cá nhân có tính tự ti mặc cảm thì luôn luôn thấy mình bị cô độc và bị khinh dễ trong đời sống tập thể, họ yên trí rằng công lý của họ bị đàn áp và nếu có công lý chăng thì cũng chỉ là một cái đặc ân của kẻ mạnh, hay của cường quyền ban cho mà thôi. Trái lại kẻ mạnh có đủ uy quyền thì công lý nhiều khi bất chính, không dựa vào căn bản văn hóa xã hội hay nói một cách cụ thể hơn, cái công lý mà họ nhận thức chỉ để bênh vực quyền lợi, củng cố địa vị hay giai cấp của họ mà thôi. Những kẻ có óc tự tôn cho mình là chúa tể của xã hội và cho rằng công lý với quyền thế là sức mạnh. Đứng trước hai trạng thái tự vệ và tự tôn, muốn phân tách hai chữ công lý một võ sĩ đạo phải tìm một địa thế quân bình. Cái địa thế đó là "lẽ phải" vì lẽ phải có thể làm tiêu chuẩn cho một nền luân lý công bằng xã hội. Lẽ phải là đơn vị tinh thần của công lý, trong một xã hội có nhiều lẽ phải cá nhân hợp lại thành một khối mới gọi là công lý, mới bảo vệ được sự công bằng xã hội.

Học "Tự Vệ Cận Chiến" là để nêu ra một vấn đề : "Vấn đề đi tìm lẽ phải". Cũng như pháp luật trong xã hội, trong đời sống hàng ngày, tự vệ cận chiến là để làm trung gian giữa kẻ mạnh và kẻ yếu ; bênh vực kẻ yếu trong phạm vi lẽ phải, tức là tìm được chân lý của lẽ phải. Lẽ phải của loài người không thay đổi theo thời gian hay theo sự biến chuyển của lịch sử. Người Tàu, người Hy lạp, người Âu, người Mỹ và người Á, v.v... đều có một quan niệm như nhau. Người có học phương pháp tự vệ cận chiến không phủ nhận tính tự tôn, mà cũng không phủ nhận tính tự ti của kẻ khác, vì nếu phủ nhận hai đặc tính ấy tức là gạt bỏ lẽ phải, trái hẳn với tinh thần thượng võ của một con nhà võ. Người đã tinh thông Nhu đạo, Nhu thuật, Kiếm đạo, Hiệp Khí đạo, Thái Cực đạo và Thiếu Lâm tự v.v... phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong đời sống, không nên quên mình là người đại diện cho lẽ phải, và không vì quyền lợi cá nhân hay một lý do bất chính mà uy hiếp kẻ yếu, làm mất nhân cách và tinh thần của một nhà võ.

Con người kiểu mẫu ấy phải có tính thần trách nhiệm trước mọi hành động và cử chỉ có tính cách bất công, phải luôn luôn có bổn phận xây dựng xã hội lành mạnh trong công bằng bác ái, phải có lương tâm trước những cảnh nguy nan, phải hy sinh để "cứu người, giúp người" trước sự suy vong nền luân lý và thoái trào của nhân loại. Nếu mọi người trong xã hội được rèn đúc tinh thần thượng võ, và tinh thông chân lý của các môn võ tự vệ nói trên để bênh vực lẽ phải tức là giúp cho xã hội có trật tự và công lý. Một khi tiến đến trình độ ấy thì luật pháp sẽ không còn áp dụng và đời sống của mọi người khỏi phải nêu ra vấn đề tự vệ. Vì vậy dù phải là nền móng của công lý và muốn phân giải công lý cho hợp với đời sống và đạo đức để tiến đến một thế giới hoan hỷ cần phải xem xét lẽ phải như là bản vị nhân sinh mà tác giả đã vạch rõ con đường đi tìm chân lý của các môn võ tự vệ.

Võ Tự Vệ và Phụ Nữ

Võ tự vệ là một môn võ thích hợp nhất cho phụ nữ. Đa số chị em phụ nữ theo truyền thống Á Đông cứ cho rằng đàn bà là phận liễu yếu, đào tơ lệ thuộc vào nam giới và có quan niệm học võ là tàn bạo nguy hiểm và nhất là sẽ mất đi những dáng yểu điệu, dịu dàng của phụ nữ, nên yên chí rằng võ học chỉ dành riêng cho nam giới vì họ có sức khỏe tập dượt. Đó là một thành kiến rất sai lầm và đặt lòng tự ti mặc cảm của phái yếu không đúng chỗ.

Từ sau đệ nhị thế chiến, nền văn minh xã hội tiến hóa rất nhanh đã đặt vai trò phụ nữ rất hệ trọng. Từ đời sống trong gia đình đến mối liên qưan trực tiếp hay gián tiếp của phụ nữ ngoài xã hội, từ nhiệm vụ đến nhân cách của phụ nữ phải gánh vác có lẽ chẳng kém gì nam giới nhất là trên phương diện giáo dục con em, là các mầm non của xã hội tương lai vậy.

Xét qua tình trạng loạn ly của đất nước hiện thời, đời sống hàng ngày càng nhiều hiểm nguy đe dọa thì bản năng tự vệ của con người càng nẩy sinh , tự vệ để sinh tồn về tinh thần lẫn thể chất, tự vệ cho bản thân, cho gia đình và cho quê hương yêu dấu. Như vậy, môn võ tự vệ mà tác giả đã dày công sưu tầm không chỉ đặc biệt dành cho nam giới mà cho cả nữ giới và tác giả mong nó sẽ được quần chúng hóa cho cả dân tộc mình như dân Phù tang vậy.

Càng yếu lại càng phải tự vệ : tự vệ chống bạo lực, chống lại hà hiếp bất công giữa người với người, chống lại sự bất công của xã hội. Trong công cuộc đấu tranh xây dựng cho xã hội, trước nhất cần phải tiêu diệt những kẻ ỷ mạnh, hiếp cô, nhưng muốn thế cần phải có phương pháp và phương tiện.

Phương tiện thì thường là súng đạn, dao búa, khí giới v.v. đều không thích hợp với phụ nữ.

Còn phương pháp tự vệ là yếu tố quyết định phải tự mình rèn luyện mà nên, rèn luyện tâm trí bình tĩnh, rèn luyện mắt cho tinh, tay chân cho nhanh nhẹn, khi luyện phương pháp tự vệ cho đúng thời, đúng chỗ, rèn luyện phương pháp tấn công ngay địch lúc địch sơ hở. Đó là môn võ tự vệ, một võ khí vô hình có sức tiềm tàng vô biên rèn luyện từ tâm tư đến cơ thể của con người, làm cho có niềm tin tưởng mãnh liệt ở chính bản thân mình. Nó cũng là một võ khí tự vệ thường trực, bất kỳ lúc nào trong cuộc sống phức tạp và nhiễu nhương này !

Áp dụng phương pháp tự vệ cận chiến đối với phụ nữ có nhiều lợi điểm về chiến thuật, chiến lược hơn là nam giới. Lịch sử đã chứng minh : Nụ cười của Đắc Kỷ làm xã tắc nhà Trụ lung lay, sống mũi Cléopâtre nếu bớt cao đã sửa lại dòng lịch sử đế quốc La Mã. Văn hoá Tây phương cũng đã cho rằng nam giới thường dũng mãnh chế phục được thú dữ lại trở nên mềm yếu trước đàn bà. (L'homme fort devant les fauves devient faible devant les femmes).

Căn cứ theo sự lợi hại trình bày trên tác giả nhận thấy rằng phụ nữ dùng võ tự vệ có lợi điểm hơn nam giới trên cả hai phương diện chiến thuật và chiến lược, đem cái đáng liễu yếu, mảnh mai, tha thướt ra để địch khinh thị không đề phòng, đó là một lợi thế vô biên, nhất là cái dáng liễu yếu ấy lại điểm thêm nụ cười, khoé bạnh khả ái thì có lẽ chưa cần đến võ tự vệ địch thủ đã qui hàng.

Thế mà cái yếu bề ngoài đó lại có cái thủ bền vững phía trong là môn võ tự vệ để tùy cơ ứng biến mà xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị thì trượng phu kính cũng phải ngã như Từ Hải. Cho nên tự vệ cận chiến lợi ích cho phụ nữ gập bội hơn nam giới là chính ở chỗ đó vậy.

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP CĂN BẢN TRƯỚC KHI HỌC TỰ VỆ

Trước khi bạn học các thế tự vệ, cần phải biết huấn luyện thân thể, không những chỉ giữ thăng bằng giữa cơ thể và tinh thần mà thôi, lại còn phải chú trọng đến sự luyện tập cho tay dẻo, chân mạnh, nhanh nhẹn, biết áp dụng cách đánh tay (atémi) và chân để khi cần xử dụng đỡ đòn hoặc tự vệ. Mặc dù là bạn biết thế tự vệ mà không biết cách xử dụng bàn tay, bàn chân, cách đỡ, cách đá, trở đòn, thủ thế cũng như tấn công không đúng chỗ, thì sự tự vệ của bạn không được hiệu quả nhiều.

Phương pháp luyện tập kỹ thuật căn bản có bốn tác dụng :

I. Tránh địch
II. Nhử địch
III. Thủ thế thăng bằng
IV. Tấn công khi địch ngoan cố, tấn công khi tự vệ

I. Tránh địch : Là một động tác rất quan trọng khi địch tấn công, tránh địch không có nghĩa là sợ địch, nếu bạn biết cách tránh chẳng những bạn không bi tấn công, mà trái lại cái tránh của bạn làm cho địch bối rối, mất tinh thần, mất thăng bằng hoặc bị lỡ trớn "tự đánh tự té". Vả lại, bạn tránh địch là để phản công khi địch mất thăng bằng.

Nếu bạn bị tấn công mà không biết cách tránh thì đã bị thương rồi, sao còn tự vệ được nữa. Một thí dụ : khi bạn bị địch nhảy tới đánh bất ngờ vào mặt, hay thộp ngực, ôm, hoặc đá bạn, v.v... Trong trường hợp nầy nếu bạn biết cách tránh né theo đà, địch tự nhiên phải bị lỡ trớn, nhờ đó mà bạn mới có thể dụng thế mà hạ địch, còn nếu bạn bị thương khi vừa tấn công, dù bạn có muốn tự vệ cũng không còn hiệu quả (hình số 7 ở dưới). Như vậy đủ thấy rõ cách né tránh rất quan hệ nếu không biết cách lách mình như hình 7 thì bạn đã bị địch đánh trúng mặt rồi không ?
Phương pháp luyện tập : Mỗi ngày bạn tập nhảy dây độ 10 phút và giữ đừng cho vấp dây, sau lại cầm vòng nhảy đừng cho lọt 2 chân vào vòng, như vậy hai chân bạn sẽ được nhanh nhẹn mềm dẻo, và xê dịch lẹ làng.

Mỗi ngày nên tập 5 phút về cặp mắt cho lanh lẹ để kịp phản ứng chớp nhoáng bằng cách :

– Tập ngó thẳng tới trước : bạn để một vật trước mặt, rồi bạn tập nhìn trực chỉ, không nên nháy mắt và không cử động ; đồng tử như từng thấy con mèo, hay con hổ đang rình mồi vậy. Những lúc bạn nhìn nên tập trung tư tưởng vào vật ấy.

– Tập nhướng mắt lên, ngó xuống, liếc qua trái, qua phải để cho đồng tử di động mau lẹ.

Phương pháp tránh địch : Muốn tránh né những cú đánh bất ngờ của địch phải tập cho quen những kỹ thuật căn bản như : khi địch tấn công bên phải, nên lách mình và quay người về phía phải, nếu tấn công bên trái thì lách mình và quay người về phía trái, bị đánh trước mặt thì lui ngay, lui có nghĩa là tránh đòn và cũng là làm cho địch mất trớn. Lui một hay hai bước để lấy thế tiến trở lại. Như vậy sự tránh né của bạn là một nghệ thuật rất hệ trọng và nó có thể giúp cho sự phản công của bạn nhiều hiệu quả.

II. Nhử địch : Có nghĩa là dụ địch vào bẫy, muốn dụ địch phải có sự tin tưởng nơi sức của mình "Biết mình, biết ta, trăm trận, trăm thắng" nhất là loạn phải bình tĩnh và có nhiều phản ứng tự nhiên, đừng hốt hoảng hoặc sợ sệt, vì một khi tinh thần bạn bị giao động, thì dù có tài bao nhiêu cũng vô dụng. Việc nhử địch là một vấn đề rất quan trọng, từ tinh thần lẫn nghệ thuật, tâm lý, mưu mẹo và thủ đoạn. Vì thế nếu bạn không tự tin nơi bạn thì sẽ có những hậu quả tai hại. Dụ địch cũng có thể nói là trá hàng, một khi hàng tức là địch tiến tới nếu bạn không chuẩn bị kỹ càng kế hoạch trá hàng thì sẽ phải đầu hàng luôn. Phương pháp nhử địch là một sự tính tóan nhiều hơn là tấn công địch. Phải cơ biến dá đông, kích tây, bạn thừa sức hạ địch, lại tỏ vẻ ra người không biết vũ nghệ, khi gần biểu lộ ra xa, xa thì lấy làm gần, cho địch lầm mà mắc bẫy, thừa khi địch rối ren mà đánh tới. Thấy địch mạnh phải trá hàng, khiêu khích để làm cho địch tức giận để sơ hở. Làm ra vẻ yếu hèn để địch kiêu căng, nhắm chỗ sơ hở hoặc ỷ lại của địch mà át tới. Tác giả xin nêu ra một vài sự kiện thường xảy ra để bạn suy xét :

Bạn là người đã học võ tự vệ thấm nhuần khiêm tốn mà gặp một địch thủ có tánh tự kiêu, tự đại, hiếu chiến, hiếu thắng bất chấp lẽ phải, gây hấn với bạn, mặc dù bạn cố nhịn họ cũng chẳng tha thì bạn nghĩ sao ? Một trường hợp khác bạn bị một kẻ cướp có súng cách xa bạn khoảng 2 thước buộc bạn phải đưa chìa khóa để họ mở tủ, hoặc ra lệnh bạn phải đưa cái ví đựng tiền trong túi cho họ, hoặc họ buộc bạn cởi đồng hồ nếu không họ sẽ bắn bạn ngay ! Mặc dù bạn là người biết võ cũng không thể nào tự vệ kiến hiệu khi địch còn đứng xa bẹn 2 thước. Nếu không áp dụng phương pháp "Nhử địch" nói trên thì không thể nào bạn gần để bắt hay hạ địch cả. Tóm lại sự dụ dịch, nhử địch, trách địch, lui trước địch là những tác dụng lợi hại nhất của những người biết võ thuật. Biết thối để mà tiến, khi tiến lại biết dùng trí mưu và uy dũng thì không còn gì mạnh cho bằng.

III. Thủ thế thăng bằng : Thăng bằng bản thể của những người luyện tập võ tự vệ là một vấn đề căn bản, mặc dù bạn biết võ tự vệ nhưng sự thăng bằng bản thể không vững chắc thì bạn sẽ bị địch đánh ngã, hoặc khi bạn tránh né địch mà không giữ vững thăng bằng, sẽ bị địch lợi dụng sự mất thăng bằng đó tấn công bạn một cách dễ dàng. Chắc bạn cũng thấy khó chịu khi bạn bị ai xô đẩy hoặc co kéo, như vậy bạn phải xem những cử chỉ đó đã xâm phạm đến quyền tự do đi đứng của bạn. Vì vậv, sự thăng bằng bản thể không những chỉ là một nhu cầu tự nhiên cho những người biết đi, nhưng rất cần thiết cho người học võ.

Thăng bằng bản thể có hai loại :

a) Động lực thăng bằng
b) Tỉnh chỉ thăng bằng

a) Động lực thăng bằng là một hiện tượng của thiên động lực học. Trái hẳn với người đứng yên một chỗ cử động, xê dịch, chạy nhảy nhưng phải biết định hướng trọng điểm để khỏi mất thăng bằng và dĩ nhiên là phải xử dụng ít nhiều sức lực. Những định luật thăng bằng của loài người khác với loài cầm thú. Động lực thăng bằng của người không có sẵn khi mới sanh ra, còn loài chim, loài thú sau khi lọt lòng mẹ đã biết bay, biết nhảy, biết đi, biết chẹy, cải thiện tính di truyền giúp loài chim, loài vật biết tránh những chướng ngại vật và tìm mồi ăn để sống. Còn loài người sau khi sinh ra, ít nhất phải một năm mới tập đi, tập chạy. Động lực thăng bằng của loài người nẩy nở rất chậm chạp. Có lẽ sự nẩy nở của động lực thăng bằng của loài người luôn luôn đi đôi với sự nẩy nở của thần kinh hệ hay nói đúng hơn là lý trí. Một đứa bé mới sinh trí óc chưa đầy đủ thì sự thăng bằng cũng chưa được hoàn toàn nẩy nở. Vì vậy sự tổn hại về tinh thần có ảnh hưởng đến thể chất cũng như thể chất suy nhược có ảnh hưởng đến tinh thần. Xem một người say rượu thì đủ biết căn nguyên của sự mất thăng bằng là do ở sự mất lý trí mà ra. Như vậy muốn cai quản mọi cử động trong lúc tập luyện, cần phải có một tinh thần vững chắc.

Những người sợ hãi, do dự, hốt hoảng, tinh thần yếu là những người không đủ thăng bằng để thủ thế hoặc đánh bại địch thủ. Nói tóm lại, động lực thăng bằng của phương pháp tự vệ cận chiến áp dụng cả khi tấn công mau lẹ cũng như lúc thủ thế vựng bền.

Những phương pháp luyện tập động tác của động lực thăng bằng, từ thủ thế cũng như phản công vẫn giữ mực thước thăng bằng trước đối phương. Xem những hình chỉ dẫn dưới đây :

Hình 1 : Hai chân đứng dang ra, 10 ngón chân bám sát đất giữ thăng bằng và khi cần xê dịch cũng được mau lẹ hơn, hai tay nắm chặt, 10 ngón tay lại ghìm hai bên hông để cho những bắp thịt tay nổi lên có ý nghĩa giúp thêm sức mạnh cho cơ thể, và khi bắp thịt nổi lên thì sự thăng bằng cơ thể thêm phần vững chắc.





Hình 2 : Hai tay vẫn ghìm hai bên hông, ngực ưỡn tới trước, chân trái bước tới rùn mình xuống, dồn 70% trọng tâm vào chân trước, còn 30 % giành cho chân sau. Khi tiến chân trước, từ 5 ngón đến gót phải bám sát đất, chân sau chỉ bám chặt 5 ngón còn gót chân phải giở lên cách mặt đất để khi cần xê dịch được dễ dàng. Mỗi khi tập động lực thăng bằng, bạn có thể tiến 5, 7 bước và lùi 5, 7 bước theo phương pháp chỉ dẫn trên về trọng tâm của hai chân trước và sau.

b) Tĩnh Chỉ Thăng Bằng : Là một hiện tượng của tinh lực học trong khi tập hương pháp tĩnh chỉ thăng bằng. Bạn nên tập trung tư tưởng, đừng để ngoại cảnh xâm nhập vào trí bạn, gạt bỏ mọi suy nghĩ việc quá khứ, hiện tại và ngày mai, theo sử sách của môn phái Thiếu Lâm tự gọi là "đứng Tấn". Đứng tấn có nghĩa là tập giữ vững thăng bằng và cũng để trau dồi cho các đường gân, thớ thịt được cứng rắn. Khi bạn đứng tấn vững thì con người của bạn chẳng khác nào như tĩnh vật, trên thì chịu áp lực của không khí, dưới thì chịu sự thu hút của quả đất, tâm trí bạn hết suy tư (như một nhà tu tham thiền nhập định) chỉ biết lấy hơi thở nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Nhiều môn đệ của tác giả tập đứng tấn theo phương pháp Tĩnh Chi Thăng Bằng, lúc đầu thấy khó khăn, mệt mỏi, vì không chịu đựng được lâu, nhưng một thời gian luyện tập sau mới thấy sự kết quả hữu hiệu của nó là : Một người cân 40 kilos, khi bình thường bạn có thể giở bổng lên một cách dễ dàng, nhưng khi người ấy thủ thế đứng tấn không cử động như một tử vật, bạn khó mà bồng giở hỏng lên hay xô ngã nổi, và có cảm tưởng như người ấy sức nặng có trăm kilos, chứ không phải 40 kilos nữa.

- Vì thế, sự luyện tập Tĩnh Chi Thăng Bằng là một công phu lớn và cũng là một phần căn bản quan trọng cho những người học phương pháp tự vệ cận chiến.

Tác-giả xin trình bày 5 phương pháp căn bản của Tĩnh Chi Thăng Bằng (tập đứng tấn), để bạn có thể tự luvện tập hằng ngày.

* PHƯƠNG PHÁP THỨ NHỨT : (Trung Bình Tấn) hình 3

a) 2 chân đứng dang ra, bàn chân bấm sát đất, rùn người xuống, để tất cả sức nặng của người từ trên dồn xuống 2 chân và lấy 2 chân chịu đựng sức nặng.

b) 2 bàn tay nắm khép chặt lại, rồi ghìm sát 2 nắrn tay bên hông, 2 cùi tay đưa ra sau và ép sát vào bên sườn, ngực ưỡn tới trước, cho xương sống thẳng, gân cổ nổi lên 2 bắp thịt của 2 cánh tay cũng như bắp vế và 2 bắp chân đều nổi lên cứng rắn, nhưng phải có một tác động khác song song với thế đứng tấn thì mới có hiệu quả bằng cách :

c) Đầu không cử động, vì cử động thì chân mất thăng bằng, mũi hít hơi vào rồi đưa hơi xuống bụng dưới, khi xả hơi ra bằng miệng và thở ra từ từ.

* PHƯƠNG PHÁP THỨ II : (Chảo Mã Tấn) hình 4.

a) Sau khi đứng trung Bình tấn 5 phút đổi sang Chảo Mã Tấn bằng cách : Từ ngang hông trở lên, không cử động hay thay đổi, chỉ có hai chân đứng thẳng lên, đoạn chân phải giữ vững thăng bằng, chân trái bước tới cách chân phải độ 5 tấc, rồi nhón gót chân lên, lấy 5 ngón chân bám sát đất, khi bám chặt 5 ngón chân rồi từ từ rùn mình xuống như vậy trọng tâm sẽ dồn vào chân phải.

b) Đầu, cổ hai cánh tay vẫn giữ nguyên không cử động. Mắt nhìn thẳng tới trước cách thở lấy hơi vào và xả hơi ra như đã nói trên. Một điều cần giữ là không nên run khi đứng tấn, và nên tập trung tư tưởng, không nghĩ ngợi, không nhìn tới, nhìn lui, nghĩa là cố giữ thăng bằng.

* PHƯƠNG PHÁP THỨ III : (Đinh Tấn) hình 5

a) Sau khi tập đứng Chảo Mã Tấn 5 phút, đổi sang Đinh tấn bằng cách : Phải giữ vững từ hông trở lên không được cử động như đã nói ở trên, đoạn gót chân trái hạ sát đất, rồi bước tới.

b) Chân trái bước tới cách chân phải độ hơn 1 thước, gối trái rùn xuống, chân phải thẳng ra, như vậy trọng tâm dồn về chân trái và tiến tới trước. Khi đứng đúng phương pháp rồi, nhớ nên theo lời dặn từ hông trở lên luôn luôn bất động như đã nói ở mục (b) Chảo Mã Tấn.

* PHƯƠNG PHÁP THỨ IV : (Xà Tấn Cao) hình 6

a) Sau khi tập đứng Đinh Tấn 5 phút muốn đổi sang Xà Tấn Cao trước nhất phải : giữ vững từ ngang hông trở lên không cử động đoạn rút chân trái về đưa qua phía phải, trong lúc ấy chân phải cố giữ vững thăng bằng, 2 chân đứng tréo lại như hình chữ X.

b) Sau khi 2 chân tréo xong, đầu gối phải đưa sát vào phía sau gối trái để nương nhau, đoạn bàn chân phải xếp nghiêng cạnh bàn chân và lưng ép sát đất (hình 6) trong lúc xếp bàn chân phải, chân trái phải cố gắng giữ thăng bằng, rồi rùn người xuống, như vậy trọng tâm sẽ tập trung ở chân trái. Trong khi đứng 5 phút, nên nhớ những lời dặn cách tập thở đã nói rõ trong các phương pháp trên.

* PHƯƠNG PHÁP THỨ V : (Tọa Tấn) hình 7

a) Sau khi tập đứng Xà Tấn Cao, muốn đổi sang Tọa Tấn, trước nhất phải rút chân phải về, đồng thời chân trái cũng rút về vị trí bình thường, 2 chân đứng ngang, nghỉ xả hơi 1 phút. Đoạn, bắt đầu ngồi tấn : Chân trái quỳ xuống, bàn chân duỗi ra, lưng bàn chân chạm đất. Chân phải chống, nhưng hơi nghiêng về phía phải và làm cách nào mà cạnh bàn chân phải chấm đất chớ không phải lòng bàn chân (xem hình 7).

b) Sau khi quỳ xong, 2 chân để đúng phương pháp, tay trái vẫn giữ ngang hông, bàn tay phải mở ra và xếp 5 ngón tay khít nhau, cánh tay co lại, đưa bàn tay sát vào ngực, đầu 5 ngón tay ép sát cằm phía trái. Đầu vẫn giữ thẳng. Mắt nhìn trực chỉ tới trước, khi 2 tay làm đúng phương pháp, bạn từ từ ngồi xuống, nhưng không nên ngồi sát gót chân, chỉ ngồi lưng chừng, như vậy lúc đó gối chân trái và bàn tọa phải giữ thăng bằng để chịu đựng sức nặng của cơ thể. Cách thở : Phương pháp này, khi thở phải chú ý hít hơi vào, rồi nín lại trong lồng ngực cho đến khi nào bạn không thể nín nổi thì bạn bắt đầu xả hơi ra, nhưng khi thở hơi ra, bạn nhớ thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi và xả ra từ từ.

IV. Tấn công khi địch ngoan cố, phản công khi tự vệ

a) Trong trường hợp gặp phải một địch thủ ngoan cố, thì bạn nghĩ sao ? Theo kỷ luật và tinh thần thượng võ thì không cho phép bạn tấn công nếu bạn là đệ tử của một môn phái, nhưng bạn có quyền tự vệ khi bị tấn công. Trong lúc tự vệ, lẽ dĩ nhiên là bạn phải đem hết tài nghệ lẫn sức để chống đỡ và phải nắm phần thắng, khi thắng lại cần tâm niệm các điều thắng không kiêu, bại không nản, không đánh người dưới ngựa, vì thế trong thời kỳ luyện tập, bạn cũng cần nung đúc tinh thần anh hùng mã thượng, lòng từ bi, bác ái và vị tha, vì lẽ ấy mà tác giả tin tưởng sự thắng thế của người có võ giỏi không có những hậu quả nguy hiểm, ngược lại sự thắng thế của người không có tình thần thượng võ, mà chỉ lấy sức mạnh bằng võ khí để thắng, thì cái thắng ấy sẽ đem lại cho người thắng những tự kiêu, tự đắc, tự phụ, tự hào, họ sẽ không tha thớ cho kẻ bại, và kẻ bại bi tiêu diệt không gớm tay, vì lẽ họ thiếu tinh thần đạo đức, chỉ biết lấy máu làm đích, lấy sự đau khổ của kẻ khác để thỏa mãn tâm địa bạo tàn.

Nếu phải gặp một địch thủ ngoan cố như tác giả nêu ra trên đây, thì lúc ấy sự tấn công của 1 người võ giỏi là sự bất đắc dĩ và ngoài ý muốn. Vả lại, sự tấn công chỉ có trong trường hợp bênh vực cho kẻ yếu đuối thế cô, bị cưỡng hiếp thì bổn phận người có võ phải hy sinh để cứu kẻ yếu, lẽ dĩ nhiên là phải tấn công mới gỡ nguy. Con nhà võ cần giữ khiêm tốn và chỉ xử dụng võ lực khi thật cần thiết ... chứ không phải tự nhiên đem võ lực ra để tấn công kẻ khác, tranh giành ảnh hưởng cho cá nhân mình. Bởi vậy tác giá cũng xin nhắc nhở các bạn theo học môn võ này nên đặt vai trò cửa mình cho đúng chỗ trong khi tấn công để bảo vệ một việc nghĩa và cũng tùy hoàn cảnh chính đáng mới được, không nên vụ lợi mà đem vũ dũng bênh vực cho một việc bất chính như : đánh lộn mướn vì được nhiều tiền, dùng võ lực phá hạnh phúc của kẻ khác, đấy là những điều cấm ngặt đối với tinh thần Võ sĩ đạo.

b) Phản công khi tự vệ : Mỗi thế tự vệ của tác giả trước tác trong quyển sách này là một sự phản ảnh cho sự phản công. Tác giả nêu ra một vài hình ảnh căn bản của phương pháp tự vệ, từ thế thủ để tự vệ và khi tự vệ đương nhiên là phải phản công, nếu không áp dụng thế phản công thì không khi nào tự vệ nổi trước sự tấn công của địch. Vì thế độc giả nên nghiên cứu kỹ phương pháp xử dụng tay, chân, tiến, thoái từ cách đỡ, cách cản đòn của địch, cách phản công làm cho địch phải rút lui, cách làm cho địch bị khủng bố tinh thần, suy giảm sức chiến đấu, mất bình tĩnh và đưa địch vào thế bí.

– Thế đứng thu hình chờ sự tấn côngcủa địch và chuẩn bị tự vệ, đồng thời dương oai làm cho địch phải suy nghĩ xem (hình Cool.

1) Hai chân không nên đứng thẳng khó xê dịch mau lẹ, phải đứng rùn xuống, giữ vững thăng bằng.





2) Hai tay để ngang ngực, nhưng luôn luôn phải 1 trong 2 bàn tay mở ra và khép chặt 5 ngón tay lại, bàn tay phải để sấp, vì có nhiều tác dụng khi cần tự vệ. Xem lời giải thích và tác dụng bàn tay ở hình 9.

– Thế đứng thủ để tự vệ nếu địch nhập nội. Điều tối quan trọng xin độc giả nên lưu ý là khi đứng thủ thế để tự vệ cần :

- Hai chân phải luôn luôn đứng lách nghiêng qua một bên và phải đứng hơi rùn người xuống, vì có tác dụng là để giữ thăng bằng, khi cần xê dịch để phản công bằng những cú đá (xem phương pháp áp dụng bàn chân để đá ở hình 18, 19, 20).

- Hai mắt phải trực chỉ nhìn đối phương, lừa đối phương cũng nhờ 2 mắt, một cái liếc mắt là một phản ứng ; về phần 2 tay, 1 tay thủ để phản công, 1 tay đõ khi địch tấn công, bàn tay thủ thế phải nắm lại, bàn tay đỡ phải mở ra và khép chặt 5 ngón lại và giơ lên ngang mũi, cạnh ngoài bàn tay hướng về phía địch, vì cạnh bàn tav có thể chặt, cản cú đánh của đối phương, và mỗi lần cản là 1 lần phản công, nếu trường hợp địch muốn nhập nội, cạnh bàn tay dùng để gạt tay địch và đánh theo phương pháp "Atémi". Một cú atémi của người võ giỏi có thể làm cho địch bầm xương hay rách thịt, đôi khi trúng vào nhược điểm có thể chết ngay.

Cách khép bàn tay xem theo hình vẽ, chỗ có mũi tên là chỗ để áp dụng đỡ đòn hoặc phản công.







Cách đứng thủ thế trước đối phương (hình 10). Khi bị đối phương tấn công, muốn tự vệ hữu hiệu, không nên đứng cách địch quá 1 thước. Nếu áp dụng theo các thế tự vệ của tác giả thì gần tốt hơn xa. Theo tâm lý, nếu hai người đứng cách xa hơn 2 thước thì không ai đánh được ai. Trong trường hợp địch đứng xa, phải dụ địch lại gần, nếu địch tấn công ồ ạt cận sát mình thì là một điều may, với điều kiện là bạn phải thấm nhuần tất cả các thế Tự Vệ Cận Chiến chỉ rõ sau đây :

– Phương pháp dụ địch đến gần rồi phản công : Muốn dụ địch bạn phải tiến gần địch, rồi lập tức lui ra, khi bạn lui ra nên nhớ chuẩn bị thế phản công, vì khi bạn lui, đương nhiên là địch tiến, khi địch tiến bạn dừng lại để chận đường phản công, lúc phản công bạn phải tính trước tầm vóc của địch : cao, thấp, mập, ốm, mà áp dụng bàn tay của bạn, như vậy mới trúng ngay nhược điểm trong cú đầu.

– Phương pháp áp dụng bàn tay để phản công (hình 12).

Khi bạn xử dụng bàn tay để phản công, nên lưu ý là luôn luôn bốn ngón tay khép chặt, ngón tay cái co lại và đầu ngón tay ép sát vào lòng bàn tay để lấy sức mạnh. Nếu bạn đánh theo Atémi một tay, còn một tay luôn luôn phải nắm chặt để thủ thế đề phòng sự bất trắc xảy ra, cũng có thể địch tránh đòn, hoặc gạt tay bạn, thì bạn phải phản công liên tục, chỉ lui một tấc rồi lại tiến, nhưng phải đổi chiến thuật và chiến lược bằng cách áp dụng đầu 4 ngón tay để chặt vào địch.



– Khi bạn chặt vào ngực hay bụng địch, nếu chặt trúng, chắc địch bị thương nặng, và không còn sức để tấn công bạn nữa (hình 13).







Trong trường hợp bạn chặt hụt thì lập tức bạn phải xoay chiều, và áp dụng theo hình 14 bằng cách đưa tay thủ thể đến phụ lực với tay phản công.







Đây chỉ là nguyên tắc căn bản để giúp bạn luyện tập và ghi nhớ để tùy cơ, ứng biến trong lúc bị tấn công. Ngoài những phương pháp luyện tập, cần phải tập dượt các thế tự vệ cho mỗi trường hợp khác nhau, mà tác giả trình bày ở sau.

– Cách xử dụng 5 ngón tay để chặt đối phương khi phản công. Nếu muốn giúp sức cho 3 ngón tay nên nhớ gấp ngón tay cái lại thì bàn tay mới có sức mạnh. (hình 15).







Khi bạn muốn đổi chiến thuật lùi 1 bước, bạn có thể thủ thế để rồi phản công trở lại theo phương pháp như thế đứng ở hình 16.







Cũng nhờ sự nhanh nhẹn và thay đổi chiến thuật mà bạn đã làm cho địch bị lầm, và sau đó bạn tấn công bằng cùi chỏ đánh vào bao tử hoặc chấn thủy của địch (xem cách áp dụng thế đứng và cùi tay để tấn công ở hình 17).







Phương pháp dùng chân đá (Atémi)

Khi bạn tự vệ gần thì dùng thế, nếu xa phải dùng các cú đá để cản địch tấn công. Vậy muốn những cú đá được hữu hiệu, bạn cần phải luvện tập hai chân đá nhanh và cao, đôi khi cần phải đá như ngựa phi, nghĩa là vừa bay vừa đá mà bạn vẫn giữ thăng bằng.

Nếu bạn muốn đá bằng gót chân, bạn phải đứng theo như hình 18 : hai tay thủ và giữ thăng bằng cũng chẳng khác nào bạn đi qua 1 cây cầu khỉ, chân bạn đi lảo đảo, nếu bạn không cử động 2 tay để nương thăng bằng thì thế nào bạn cũng bị ngã ngay. Nhưng đây là một thế đá, một chân đứng chịu và một chân tấn công, vì thế cần phải có 2 tay để nương và giữ cho khỏi bị ngã.



Trong trường hợp bạn muốn dùng bàn chân đá vào ngực địch, bạn cũng giơ theo thế căn bản ở hình 18, và thế đá này cũng là một thế tiếp tục theo thế đá gót chân, khi bạn đá bằng gót chân hụt, bạn chỉ lăn mình qua một chút và giơ bàn chân đá lên cao độ 2 phân thì bàn chân bạn đương nhiên là phải trúng vào ngực thay vì gót chân.

Cách đá trước mặt và ngang bụng địch, thế đá này thấy thì dễ, nhưng khó, và nếu bạn tập đá đúng thì rất nguy hiểm hơn 2 thế đá trên.

Cách thủ thế khác hơn 2 thế đá trên bằng cách : chân trái bạn phải đứng vững, hai tay chịu 2 bên hông để giữ thăng bằng. Khi bạn đá, bàn chân phải đưa từ dưới lên trên và năm ngón chân phải ngưởng lên và dùng bàn trước dưới năm ngón chân đá ngược lên. Như vậy cú đá mới có hiệu nghiệm hơn, và nếu trúng vào bụmg dưới có thể làm cho đối phương phải tức bọng đái. Những thế đá trên là căn bản của phương pháp áp dụng Atémi bằng bàn chân khi tấn công. Ngoài ra còn nhiều cách đá khác tác giả xin trình bày phía sau về tự vệ chống các thế đá của địch.

TRƯỜNG HỢP BỊ NẮM TAY

Bạn bị địch thủ nắm tay bạn trước khi tấn công, trong trường hợp này địch có thể dùng nhiều cách nắm để tấn công, mỗi cách nắm đều có phương pháp giải thoát và phản công chớp nhoáng :

Phương pháp thứ nhất :

Trong trường hợp bạn bị địch thủ nắm tay bạn như hình 21. Bạn phải có phản ứng ngay khi địch chụp tay bạn. Trước khi phản công để giải thoát, bạn cần phải thủ thế để đề phòng bằng cách :

a) 2 chân bạn đứng dang ra lấy thế, đồng thời kéo mạnh địch thủ vào mình.

b) Mắt phải nhìn ngay tay phải của địch xem có võ khí hay không ?

e) Tay trái bạn phải thủ để ngang hông chuẩn bị phản công.

Giai đoạn phản công để giải thoát (hình 22) :

– Chân trái bạn bước tới, đồng thời tay trái bạn bỏ choàng qua trên tay trái địch, nắm chặt lấy tay phải bạn (xem cách nắm theo hình 23 chỉ dẫn ở bên).







– Khi hai tay bạn nắm chặt nhau rồi, bạn liền rút lui chân trái và xoay sơ mình về phía trái, đồng thời giở tay bị nắm giựt mạnh qua nửa vòng về phía trái theo chiều quay của bạn để làm cho địch bắt buộc phải quay mình theo và mất thăng bằng khom mình xây lưng lại bạn, như vậy bạn tránh sự phản công của địch bằng tay phải, mặc dù địch có cầm vũ khí cũng vô dụng (hình 24).





– Khi địch bị thất thế như hình 24, bạn tiếp tục quay mình làm cho địch phải khom hẳn mình xuống. Đoạn bạn buông tay phải ra, lập tức dùng tay trái nắm cổ tay địch bẻ gấp lại, đồng thời tay phải bạn phụ lực với tay trái nắm tay địch bẻ tréo sau lưng và giở mạnh (hình 25). Nếu bạn muốn hạ địch, bạn chỉ nắm tay địch đẩy mạnh tới, địch sẽ bị té úp mặt xuống đất, hoặc sẽ bị gãy tay ngay.

Phương pháp thứ hai :

Cũng trong trường hợp bị tấn công như hình 21 trên, bạn áp dụng phương pháp thứ hai :

– Chân trái bạn rút lui và quay mình nửa vòng, đồng thời co tay phải và giựt mạnh, khi bạn xây lưng lại địch, tay địch bị vặn tréo, chân mất thăng bằng, tự nhiên tay bạn thoát ra khỏi tay địch. (hình 26).

– Khi thoát khỏi tay địch, bạn nên thận trọng đề phòng sự phản công của địch.





– Hai chân phải giữ thăng bằng, tay phải bạn hạ xuống ngang ngực, cùi chỏ đặt dưới cánh tay địch, thủ thế để tiếp tục tấn công địch (hình 27).







– Sau khi bạn có thế vững rồi, bạn dùng cạnh bàn tay phải của bạn chặt trả lại vào sườn địch. Nếu bạn chặt mạnh có thể sườn địch bị gãy và tắt thở (hình 28).

Phương pháp thứ ba :

Trong trường hợp bạn bị địch nắm tay bằng cách tay phải nắm tay trái bạn để tấn công, bạn nên áp dụng phương pháp dưới đây để tự vệ :

– Khi bạn bị nắm tay rồi, nên nắm ngay cổ tay địch cho chắc có ý là để giữ địch lại, đồng thời chân trái bạn lui một bước, tay phải bạn giữ chặt tay địch và đưa mình ngang qua phía trái bạn giở cao tay địch lên làm cho địch bị mất thăng bằng khom mình tới trước (hình 29).





– Đoạn bạn bước chân trái tới trước, đồng thời bạn tiếp tục giở cao tay địch lên khỏi đầu bạn. (hình 30) để chuẩn bị luồn đầu bạn dưới tay địch tiến về phía sau lưng địch (hình 30).







– Khi bạn thực hiện đúng theo hình 25, bạn liền bước chân phải tới, đồng thời quay hẳn mình 1 vòng về phía trái của bạn, như vậy bạn trở thành ở sau lưng địch (hình 31).







– Khi bạn lọt ra sau lưng địch rồi, bạn liền bẻ tréo tay địch lại và tay trái bạn chụp ngay vai trái địch giữ chặt không cho địch quay mình trở lại, đồng thời bạn tiếp tục giở cao tay phải địch lên làm cho địch bị đau phải hỏng chân (hình 32).



Phương pháp thứ tư :

Trong trường hợp bạn bị địch dùng hai tay nắm giữ một tay của bạn (hình 33) thì bạn phải làm cách nào để giải thoát ?







– Khi bị tấn công như trường hợp trên, trước nhất bạn phải bước chân phải tới thủ thế tay trái nắm chặt đề phòng nếu địch kéo mạnh, phải đánh ngay đánh để giải thoát, rồi theo phương pháp tự.vệ dưới đây (hình 34).

– Tiếp theo hình 33 : Tay trái bạn liền bỏ ngay lên trên tay địch và nắm lấy bàn tay phải bạn (bị địch nắm) để phụ sức kéo tay phải đưa lên giải thoát (hình 34).



– Khi tay trái nắm chặt bàn tay phải rồi, bạn liền rút chân trái và quay mình về phía trái, đồng thời tay trái tiếp tục giựt mạnh tay bị nắm và co cánh tay phải lại để làm cho địch bị mất thăng bằng (hình 35).







– Khi địch hoàn toàn bị mất thăng bằng tay hỏng lên, bạn liền đưa ngay cùi chỏ tay phải bạn ngang ngực địch (hình 36).







– Khi địch buông tay ra và cùi chỏ bạn đưa ngang ngực, đoạn bạn tiến chân phải tới đưa vào giữa 2 chân địch, đồng thời dùng cùi chỏ tay phải, phụ với sức mạnh tay trái đánh vào ngực địch làm cho địch phải ngã bật ngửa ra sau (hình 37).



Phương pháp thứ năm

Cũng trong trường họp bạn bị tấn công như hình 33 ở trên, bạn có thể đưa tay trái luồn dưới 2 tay địch nắm chặt bàn tay phải (bị địch giữ) kéo mạnh và giật ra, (đồng thời chân trái bạn lui theo đà kéo của 2 tay, làm cho 2 tay địch phải buông tay bạn ra (hình 38).

– Khi tay bạn thoát ra rồi bạn nên luôn luôn nắm chặt lấy 2 tay để chuẩn bị tấn công.





– Chân trái bạn tiến tới chân phải xoay và quay mình về phía phải, trong lúc quay mình chân trái bạn gài sau chân phải địch, đồng thời dùng sức mạnh của 2 tay tiến tới đưa ngay cùi chỏ vào hông địch (hình 39).



Phương pháp thứ sáu :

Trong trường hợp địch dùng hai tay nắm lấy hai tay bạn như hình 40 thì bạn phải làm cách nào để giải thoát ?







1) Bạn mở 2 bàn tay ra.

2) Gảnh 2 cổ tay địch, bằng cách để cổ tay địch lọt vào giữa kẽ ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn, đồng thời dang hai tay ra và giở 2 tay địch lên để làm cho địch bị mất thăng bằng hỏng chân (hình 41).





Khi 2 cổ tay địch lọt vào 2 kẽ tay bạn và giở cao lên rồi liền quay hai bàn tay bạn từ trong ra ngoài. Đoạn đập ép 2 lưng hàn tay địch cho đụng nhau như vậy địch bị đau, vì xương ở lưng bàn tay là một nơi nhược điểm và rất dễ đau nhức, hễ càng triển gân cứng chừng nào lại đau nhiêu chừng nấy (hình 42).



Phương pháp thứ bảy :

Trong trường hợp bạn bị địch nắm 2 tay như hình 40 ở trên bạn có thể áp dụng theo cách này để giải thoát. Sau khi bạn mở 2 bàn tay ra và gảnh 2 tay địch theo như hình 41 ở trên.

– Tay trái bạn giở tay phải địch cao lên : tay phải bạn nắm chặt tay trái địch kéo nhẹ vào mình bạn để làm địch mất thăng bằng, đồng thời chân phải bạn rút lui và quay nửa vòng đưa hông vào bụng địch (hình 43).







Bạn tiếp tục kê hông sát vào bụng địch, tay phải bạn kéo mạnh tay trái địch, rùn 2 chân bạn xuống cõng địch trên lưng (hình 44).







Khi 2 chân bạn rùn xuống, địch nằm trên lưng bạn rồi. Muốn quăng địch xuống, bạn phải giở cao tay phải địch lên đang thời đứng thẳng 2 chân bạn lên lấy mông đội bụng địch làm cho địch hỏng cả 2 chân (hình 45).

Trong lúc ấy bạn chỉ lăn mình về phía phải là địch quăng xuống đất ngay.





Phương pháp thứ tám :

Cũng trong trường hợp như hình 40 ở trên, bạn có thể áp dụng theo thế như hình 46, làm cho địch gãy tay ngay : tay trái bạn kéo mạnh tay phải địch, đưa cánh tay phải bạn dưới cánh tay phải địch đặt ngang khớp xương cùi chỏ, móc mạnh và gảnh cánh tay địch lên (hình 46). Thế này rất nguy hiểm chỉ một tích tắc là địch bị gãy tay ngay.



Phương pháp thứ chín :

Trong trường hợp bạn đang đứng bị địch nắm 2 tay sau lưng như hình 47 thì bạn phải làm cách nào để giải thoát và hạ địch một cách dễ dàng ?







1) Khi bị địch nắm, bạn lập tức khom mình tới trước để lôi địch mất thế thủ, đồng thời bạn nắm chặt lấy hai tay địch đừng cho địch buông ra (hình 48).







2) Khi bạn nắm chặt được 2 tay của địch, bạn lùi chân trái và quay mình nửa vòng về phía trái của bạn. Trong lúc bạn quay mình, tay trái của bạn giữ chặt tay địch và giơ cao lên khỏi đầu địch, chân trái của bạn rút hắn về sau hai chân địch (hình 49).







3) Khi tay trái bạn giở qua khỏi đầu địch, tay phải giữ chặt tay phải địch, tay trái giật mạnh cho ngã ngửa ra sau. Trong lúc địch bị thất thế, bạn đưa chân trái tới gài ngay giữa lưng địch, làm cho địch phải nằm ngửa hẳn trên vế bạn (hình 50).







4) Khi địch bị bật ngửa nằm hẳn trên đùi bạn, bạn thả ngay tay phải địch ra, nhưng tay trái bạn vẫn giữ chặt và kê đầu địch trên cánh tay bạn.

Đoạn bạn dùng cánh bàn tay phải chặt ngay vào cổ địch (Atémi). Khi bạn chặt cổ địch nhớ buông tay trái địch ra, đồng thời rút chân trái lui ra, như vậy địch hoàn toàn bị hạ (hình 51).

TRƯỜNG HỢP BỊ NẮM TÓC PHÍA TRƯỚC

Phương pháp tự vệ trong trường hợp bị địch chụp tóc trước khi tấn công có nhiều cách như :

Phương pháp thứ nhất :

– Trong trường hợp bạn bị địch nắm tóc trước mặt như hình 52, bạn phải làm cách nào để giải thoát, nếu không thì hạn sẽ bị địch đánh vào mặt ?

Cách tự vệ :

1) Lập tức, tay trái bạn nắm ngay cổ tay địch chụp tóc bạn (ngón tay cái ấn vào lưng bàn tay địch, còn 4 ngón bấm vào giữa 2 đường gân trước cổ tay địch) đồng thời dùng tay phải phụ lực với tay trái nắm tay địch, liền đó chân trái bạn lui một bước và kéo tay địch, làm cho địch mất thăng bằng chúi người tới trước (hình 53).





2) Khi địch mất thăng bằng, tay trái bạn đang nắm cổ tay địch phụ với tay phải bẻ vặn tay địch về phía trái bạn gỡ tóc đồng thời kéo địch ngã nghiêng người, buộc lòng địch phải buông tóc bạn ra. Liền sau đó, bạn dùng 2 ngón tay cái ấn sau lưng bàn tay địch, còn 8 ngón kia bấm chặt giữa đường gân trước cổ tay địch rồi bẻ gấp bàn tay địch lại. (hình 54)





3) Khi địch mất hẳn thăng bằng, bạn tiếp tục gấp mạnh bàn tay địch lại, đồng thời kéo mạnh và lui một bước, tự nhiên địch bị hỏng cẳng ngã ngay xuống đất (hình 55).







– Đề phòng phản công.

Nên nhớ khi địch té xuống đất rồi, bạn dùng ngay chân đạp trên bụng địch (ngang hông) để ngăn cản, có thể địch lăn mình dùng chân trái đá vào sườn đấy (hình 56).

TRƯỜNG HỢP BỊ NẮM TÓC PHÍA SAU :

Trong trường hợp bạn bị địch nắm tóc sau ót để tấn công như hình 57. Bạn phải làm cách nào để giải thoát ? Nếu không thì bạn sẽ bị địch đánh vào hàm.





Cách tự vệ :

1) Hai tay bạn nắm ngay cổ tay địch để tránh khỏi bị giựt tóc và cũng để nương lấy thế thăng bằng phòng khi địch giật ngửa đều bạn ra sau, nhưng 2 chân phải rùn xuống thủ thế trước khi tấn công (hình 58)





2) Khi bạn nắm chặt tay địch rồi, lập tức rút lui chân mặt quay một vòng về phía mặt, khi quay bạn tiếp tục giữ chặt tay địch và vặn mạnh làm cho địch phải trẹo tay buông tóc bạn ra (hình 59).







3) Khi địch buông tóc bạn ra rồi, bạn vẫn tiếp tục nắm tay địch và quay hẳn mình, mặt đối diện địch và vặn mạnh tay địch để làm cho địch mất thăng bằng (hình 60).







4) Khi bạn đối diện với địch rồi trong lúc địch thất thế, bạn rút chân phải tiếp tục quay mình nửa vòng về phía phải xây lưng lại địch, bạn quay nhanh và mạnh bao nhiêu thì địch trẹo tay bấy nhiêu và bị ngã ngửa ra sau (hình 61).







5) Khi địch bị trong tình trạng như hình 40, bạn chỉ kéo mạnh cánh tay địch là địch bị ngã ngửa ra sau và ngã ngay xuống đất (hình 62).





Phương pháp thứ ba :

- Cũng trong trường hợp bạn bị tấn công như hình 57 (bị nắm tóc sau ót). Bạn có thể dùng phương-pháp tự vệ như sau :

a) Áp dụng theo hình 58 ở trên.

b) Bạn lui chân trái ra sau (hình 63). Khi bạn rút chân trái, bạn quay mình về bên trái cúi đầu xuống rúc dưới cánh tay địch, tiếp tục nắm chặt tay địch đưa ra sau làm cho địch mất thăng bằng.







c) Khi bạn lọt ra sau lưng địch, tay địch cũng bị đưa ra sau lưng. Trong lúc ấy địch bị đau phải khom mình tới trước, bạn tiếp tục bẻ gấp cánh tay địch lại và giở lên như tréo cánh gà, nếu bạn giở mạnh chừng nào địch lại càng té úp mặt xuống'đất (hình 64)





Lời dặn : Nếu địch hàng thì thôi, còn muốn gượng mình dậy dùng tay trái để phản công, thì bẹn phải áp dụng tức khắc chân phải đá thẳng lên mặt địch trong khi địch đang khom mình tới trước. Trong trường hợp địch sát gần bạn thì bạn tống gối phải ngay mặt địch.

TRƯỜNG HỢP BỊ THỘP NGỰC

Phương pháp tự vệ trong trường hợp bạn đang đứng bị địch nhảy tới thộp ngực định đánh bạn, như hình 70. Bạn phải làm cách nào để chận đứng sự tấn công của địch, đồng thời hạ địch một cách dễ dàng ?

Cách tự vệ :





1) Chân trái rút lui lách mình về phía phải của bạn để tránh cú đấm vào mặt, và cũng làm cho địch bị mất thăng bằng (hình 71).





&nb sp;

2) Khi bạn lách mình qua một bên lợi dụng lúc địch bị mất thăng bằng bạn dùng vai và cánh tay trái của bạn đánh vào cánh tay địch còn đang nắm áo bạn, làm cho té sấp úp mặt xuống đất, nếu địch nắm chặt bao nhiêu lại càng bị gãy tay mau bấy nhiêu (hình 72).





3) Địch bị đau té úp mặt buộc lòng lấy tay chống đỡ (hình 73) hễ địch chống đỡ bao nhiêu vai bạn lại ấn mạnh bấy nhiêu buộc địch phải đầu hàng.







4) Trong trường hợp địch muốn phản công bằng cách này hay cách khác, bạn phải đề phòng. Nếu tay địch cứng quá không biết đau, bạn phải rút gấp chân trái và quay mình lại nhảy ra dùng chân phải đá ngay lên mặt địch (hình 74). Như vậy là địch phải bị thương và hàng ngay.

KHI BỊ ĐỊCH ÔM

Trong trường hợp địch nhảy tới ôm choàng lấy bạn như hình 75. Vậy bạn phải có phản ứng cách nào để tự vệ trước khi địch tấn công.

Cách tự vệ :

1) Khi bị địch ôm bất ngờ, bạn phải có phản ứng ngay bằng cách rút chân trái đề thủ thế (hình 75).



2) Khi chân trái rút lui, đồng thời 2 tay bạn gạt 2 tay địch dang ra và đưa 2 tay địch lên khỏi vai bạn (hình 76).







3) Khi đưa 2 tay địch khỏi vai bạn rồi. Bạn rút chân trái và quay nửa vòng đưa mông bạn vào sát bụng địch, trong lúc quay mình đồng một lúc tay trái bạn nắm tay phải địch, còn tay phải bạn luồn dưới nách địch ôm lưng địch
Về Đầu Trang Go down
 

Cho các boy đam mê võ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thể thao -
Powered by pHpBB2
Copyright ©2000 - 2009
Administrator: _ATVL_

Truy vết web

HÀ NỘI 

HUẾ 

Tp HỒ CHÍ MINH 

ĐÀ NẴNG 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất